CÁCH ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ

· Khác

Một trong những câu hỏi phổ biến là làm thế nào để đọc, học hỏi và hiểu được một cuốn sách một cách hiệu quả. Có rất nhiều phương thức khác nhau để đọc và áp dụng thành công một cuốn sách. Bên cạnh PHƯƠNG PHÁP HỌC CÁI GÌ CŨNG MAU TIẾN BỘ, sau đây là danh sách các phương thức mà IELTS TUTOR chia sẻ cho các bạn để hướng dẫn đọc sách hiệu quả (có thể ứng dụng vào việc học IELTS).

I. Những lưu ý trước khi đọc sách

1.1 Loại bỏ mọi xao nhãng

Loại ra tất cả những thứ mà đầu óc bạn có thể nghĩ tới bên cạnh nội dung quyển sách. Đang có người nói chuyện, TV, chỗ ngồi không thoải mái, nhạc xập xình (OK, OK, tôi biết có nhiều người nói họ học tốt hơn với tiếng nhạc, nhưng quên nó đi, bạn đang nghe nhạc tốt hơn với việc học đó). Hãy nghiêm túc loại bỏ tất cả những thứ đó. Lái xe đến siêu thị với tốc độ 25 dặm/giờ thì bật nhạc vừa đi vừa nghe được, nhưng chẳng có tay đua xe nào bật nhạc khi đang ở 210 dăm/giờ cả.

1.2 Tôi muốn gì?

Tại sao phải đọc cái này? Đây là loại sách gì? Đọc tìm tài liệu cho bài luận hay đọc cho vui? Trước khi mở quyển sách ra, hãy dành 1 phút để xác định mục đích thật sự. Mỗi mục đích đọc khác nhau sẽ quy định bạn đọc nó như thế nào.

1.3 Dành 10 phút cho pre-read

Dành 10 phút hoặc ít hơn để đọc qua toàn bộ quyển sách. Hãy thử làm điều này nếu bạn chưa bao giờ làm. Đọc sách cũng như chơi xếp hình vậy, bày nó ra tất cả, rồi lắp từng mảng vào cho đến khi hoàn chỉnh. Đọc bìa sách, hay những đánh giá của sách, lời giới thiệu, lời nhà xuất bản. Di chuyển đến phần Mục lục và bạn đã có thể nắm được sơ qua toàn bộ những nội dung mà mình sắp tìm hiểu. Xem qua những hình ảnh, sơ đồ, bảng tóm tắt, trích dẫn hay tất cả những tiêu đề lớn.

Nhiều quyển sách sẽ có phần Chương Tổng Quát (Key chapter), thâu tóm tất cả những chương khác. Việc đọc nó cũng giống như việc bạn xơi trái xơ-ri nổi bật trong ly kem trước khi bắt đầu ăn kem vậy.

II. Phương thức đọc sách

Các bước của việc đọc và hiểu một cuốn sách có hiệu quả:

1. Đọc lướt qua (Skimming)
2. Đọc, làm nổi bật và ghi chú (Reading, highlighting and taking notes)

3. Sơ đồ tư duy (Mind mapping)

4. Thực hiện thông qua các quy trình (Implementing via processes)
5. Xem lại thời gian thường xuyên (Reviewing at regular intervals)

Bước 1: Đọc lướt qua (Skimming)

Nếu bạn không quen thuộc với thuật ngữ này, thì "Skimming" là một cách đọc văn bản mà không thực sự đọc toàn bộ. Điều mà thực sự xảy ra là mắt và não của bạn đang thực sự chọn ra các từ khóa, cụm từ chính và ý tưởng lớn khi bạn di mắt nhanh qua một văn bản. Cách này là để tìm được nội dung chính chứ không phải ghi nhớ tất cả các chi tiết.

- Bắt đầu bằng cách kiểm tra bìa và lời giới thiếu sách nếu như bạn chưa làm.
- Nhìn qua bảng mục lục.
- Có một cái lướt qua các chú nhận.

- Lướt qua các tiêu đề chương và một số tiêu đề phụ. Nếu một cái gì đó thu hút sự chú ý của bạn, đọc lâu thêm một chút.

broken image

Mục tiêu chính của quy trình đọc lướt (Skimming) là làm quen với các khái niệm của cuốn sách và bắt đầu tìm hiểu tổng quan về tài liệu trước khi bạn bắt đầu đọc. Nếu bạn có quyền truy cập vào một bản tóm tắt của cuốn sách, bạn hãy đọc. Còn nếu không, bạn chỉ có thể lướt qua các khái niệm và hình thành ấn tượng đầu tiên.

Đến cuối quá trình Skimming, bạn đã bắt đầu hình thành một sự hiểu biết về các khái niệm, bạn có thể tạo ra một bản đồ tư duy.

Đọc lướt qua cũng có nghĩa là em có thể đọc sơ qua MỤC LỤC xem phần nào thích hợp với mình trước thì đọc trước, lâu dần quay lại sẽ thấy tự nhiên mình đọc hết cả quyển sách lúc nào không hay!

Bước 2: Đọc, làm nổi bật và ghi chú (Reading, highlighting and taking notes)

Bước tiếp theo là bắt đầu đọc sách. Bạn có thể tăng tốc độ đọc hoặc đọc bình thường - điều đó thực sự không quan trọng.

Trong khi bạn đang đọc, hãy chắc chắn dừng lại và làm nổi bật các phần quan trọng, và ghi chú khi bạn cần.

broken image

Bạn có thể đọc từ đầu đến cuối hoặc bạn có thể đọc các phần chỉ thú vị với bạn, theo thứ tự mà bạn thích. Hãy nhớ rằng: một trong những cách dễ nhất để giảm thời gian đọc là xác định những gì bạn không cần phải đọc và bỏ qua nó.

Bước 3: Sơ đồ tư duy (Mind mapping)

Khi bạn đã hoàn thành việc đọc, hãy để bàn của bạn và bắt đầu một bản đồ tư duy mới (hoặc sử dụng từ bước Skimming). Ghi chú những thứ quan trọng (mức độ chi tiết phù hợp với bạn).

broken image

Bước 4: Thực hiện thông qua các quy trình (Implementing via processes)

Đây là bước mà hầu hết mọi người bỏ lỡ khi đọc sách - hành động và thực hiện ý tưởng.

Nói một cách đơn giản, chỉ đọc một cái gì đó và hãy ghi nhớ nó là không đủ - bạn cần phải làm gì đó để khóa ý tưởng và đảm bảo rằng nó được thực hiện trong cuộc sống của bạn.

broken image

Từ sơ đồ tư duy bạn đã tạo, bạn sẽ có thể rút ra những thứ cần thực hiện - bạn có thể làm nổi bật những thứ này trên bản đồ tư duy hoặc bạn có thể tạo một tệp văn bản riêng của các mục hành động và liệt kê chúng ra đó. Sau đó, từ danh sách này, xử lý và thực hiện chúng trong công việc hoặc cuộc sống cá nhân.

Bước 5: Xem lại thời gian thường xuyên (Reviewing at regular intervals)

Bước cuối cùng trong quá trình đọc hiệu quả này là xem xét, ôn lại. Bạn muốn thiết lập một lịch trình đánh giá thường xuyên và xem qua sơ đồ tư duy bạn đã tạo và để đảm bảo rằng việc triển khai ý tưởng đã thực sự thành công.

broken image

Thời gian để ôn lại có thể là 3 ngày, 3 tuần, 3 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm.

Lưu ý: Bạn có thể dễ dàng thiết lập lời nhắc cho những điều này trong bất kỳ trình quản lý tác vụ nào trên điện thoại hay máy tính.

III. Cách đọc 1 quyển sách hiệu quả

Bước 1: Xác định mục đích đọc sách.

Đây là vấn đề rất quan trọng. X.I. Povarlin đã nói: "Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định". Mục đích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách.

  • Xác định được mục đích đọc sách sẽ giúp các bạn tránh được đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. 
  • Mục đích đọc còn giúp các bạn có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời gian có thể dành cho đọc sách.
  • Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: "Đọc để làm gì?". Từ đó mới trả lời được câu hỏi: "Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?".
Bước 2: Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách.

Bạn đọc hai trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biết:

- Tên cuốn sách.

- Tên tác giả.

- Tên nhà xuất bản.

- Năm xuất bản.

- Lần xuất bản.

Bước 3: Xem mục lục.

Mục lục cuốn sách phản ánh dàn ý chung và đơn giản của nội dung, đôi khi còn phản ánh cả dàn ý logic của nó. Bước này giúp bạn giải đáp được câu hỏi: "Cuốn sách có những nội dung gì, theo trật tự nào?".

Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu.

Lời nói đầu do tác giả cuốn sách viết. Qua lời nói đầu, bạn dễ dàng hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được một cách khái quát vấn đề cơ bản được đề cập và tác dụng; mục đích của cuốn sách mà tác giả mong muốn; biết vấn đề quan trọng nhất cuốn sách sẽ trình bày. Đôi khi, qua lời mở đầu, bạn còn thu lượm được cả lời khuyên của tác giả nên tìm hiểu và nghiên cứu cuốn sách như thế nào.

Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách.

Mục đích của việc xem lời kết luận và tóm tắt của cuốn sách là để thấy rõ nội dung cô đọng nhất, những kết luận chính và sự khẳng định của tác giả đối với những vấn đề đã trình bày. Đồng thời, qua lời kết luận và tóm tắt, bạn còn thấy vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ, phương hướng phát triển tiếp tục của chúng.

 

Bước 6: Đọc một vài đoạn.

Sau khi đã có được thông tin về nội dung và mục đích cuốn sách, bạn sẽ trực tiếp tìm hiểu vào nội dung bằng cách đọc qua một số đoạn, phát hiện những đoạn lí thú, có giá trị. Nhờ đọc qua một vài đoạn như vậy, những nhận định về nội dung cuốn sách sẽ dần được chính xác hoá, tạo điều kiện cho bước đọc sau.

Bước 7: Đọc thực sự (hay đọc đi sâu)

Để lĩnh hội được những tri thức cần thiết, đạt được mục đích đọc sách, bạn cần phải đi sâu nghiên cứu cuốn sách. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kĩ thuật đọc. Kĩ thuật đọc là năng lực chiếm lĩnh tri thức và trình độ kĩ năng đọc của bạn. Kĩ thuật đọc phụ thuộc vào mục đích đọc, thể hiện ra bằng cách đọc. Sau đây là một số cách đọc, bạn có thể tham khảo và lựa chọn theo mục đích đọc của bản thân.

IV. Những chú ý khi đọc sách

5.1 Tích cực tư duy khi đọc (Áp dụng kiến thức đã đọc vào thực tế)

Đọc sách mà không tư duy tích cực thì chỉ làm phí tổn thời gian vô ích. Tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng, hình ảnh trong đầu; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Từ đó mà phát hiện được cái chủ yếu, cái không chủ yếu; cái bản chất và không bản chất, rút ra được kết luận cho bản thân mình. Trên cơ sở đó, bạn sẽ có cái nhìn mới, cái nhìn toàn thể dưới góc độ mới và chất lượng mới.

 

Đọc có tư duy tích cực là qua đó phải rút ra được điều gì từ nội dung cuốn sách, bổ sung hiểu biết gì, kinh nghiệm gì cho bản thân. Cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép; đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc.

5.2 Tập trung cao độ khi đọc sách

Tập trung chú ý là nỗ lực, cố gắng định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc nhằm suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực và ghi nhớ nhanh những điều rút ra khi đọc. Đây là việc khó, đòi hỏi ở bạn một sự say mê, có nghị lực và mục đích thật rõ ràng.

5.3 Duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày, 1 hoặc 2 giờ

Cho đến nay đã có quá nhiều bài viết, nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc đối với mỗi cá nhân và sự phát triển của xã hội. Bất cứ thời đại nào, quốc gia nào cũng coi trọng việc đọc sách và đọc sách chính là phương pháp tự học hiệu quả nhất.

LỢI ÍCH ĐỌC SÁCH:

- Tạo một thói quen cho bộ não

- Kích thích trí tưởng tượng

- Nuôi dưỡng sự sáng tạo

- Tạo ra trí nhớ đặc biệt

- Tăng cường sự tự tin

- Phát triển tình yêu với sách và đọc

- Nuôi dưỡng các mối quan hệ nhân văn

5.4 Ghi chép những điều cần nhớ lại và sau khi đọc quyển sách nên review đọc lại cho hiểu sâu

- Đọc sách có hiệu quả thể hiện ở kết quả ghi chép. Đọc sách không thể thiếu ghi chép.

- Ghi chép trong khi đọc sách sẽ động viên được sự chú ý, giảm mệt mỏi.

- Ghi chép còn giúp các bạn kiểm tra mức độ lĩnh hội tài liệu, tạo cơ sở để ghi nhớ những kiến thức đã tiếp thu.

V. Lời kết

Hãy hành động bằng cách chọn một cuốn sách để đọc, tìm hiểu và thực hiện các bước trên. Đừng quên áp dụng và ôn lại nhé! Hy vọng các cách này cho thể giúp bạn có thể đọc một cách hiệu quả nhất!

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

>> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

>> IELTS Intensive Listening

>> IELTS Intensive Reading

>> IELTS Intensive Speaking