5 mục phải nắm để cải thiện tiêu chí Pronunciation IELTS SPEAKING

· Speaking
VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

I. Để cải thiện điểm Pronunciation IELTS SPEAKING cần cải thiện gì?

IELTS TUTOR lưu ý để cải thiện điểm Pronunciation 1 trong 4 tiêu chí chấm điểm thi IELTS SPEAKING, thì 5 mục sau đây là cần đặc biệt chú ý:

  1. Phát âm 
  2. Trọng âm 
    1. Trọng âm từ 
    2. Trọng âm câu
  3. Nối âm
  4. Ngữ điệu
  5. Chia đoạn (chunking)

II. Phân tích 5 mục

1. Những lỗi phát âm

1.1 Bỏ quên âm cuối - Ending sounds

1.1.1 Quên đọc âm cuối của từ

IELTS TUTOR lưu ý:

IELTS TUTOR xét ví dụ:

  • Life /laɪf/: cuộc sống
  • Light /laɪt/: ánh sáng
  • Line /laɪn/: đường thẳng
  • Like /laɪk/: thích

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Các từ trên đây đều có âm đầu là /l/ và âm đôi /ai/ nhưng âm cuối khác nhau dẫn đến khác nhau về nghĩa. 
  • Nếu đọc những từ này mà không đọc phụ âm cuối thì người nghe sẽ hiểu nhầm thành từ “lie” (dối trá).

1.1.2. Tự động thêm s hoặc thừa s

IELTS TUTOR lưu ý:

    • Thiếu và thừa đều không nên, vì vậy nếu có thói quen thêm âm /s/ một cách tùy tiện vào cuối mỗi từ thì cũng cực kì nguy hiểm nhé
    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    1.2. Đọc nguyên âm ngắn, nguyên âm dài như một

    IELTS TUTOR lưu ý:

    • Tiếng Việt chỉ có nguyên âm đơn, nhưng tiếng Anh lại chia nguyên âm thành nguyên âm đơn ngắn và nguyên âm đơn dài. 
    • Các nguyên âm ngắn và nguyên âm dài này đặc biệt quan trọng vì chúng tạo sự khác biệt về mặt phát âm và ý nghĩa của từ. 
    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    Các nguyên âm dài & ngắn cực kì dễ nhầm lẫn bao gồm:

    1.2.1. Nhầm lẫn âm /i:/ và âm /ɪ/

    IELTS TUTOR xét ví dụ:

    • /i:/: Need /ni:d/ ; read /ri:d/; leave /li:v/; seat /si:t/
    • /ɪ/: Knit /nɪt/; rid /rɪd/; live /lɪv/; sit /sɪt/

    1.2.2. Nhầm lẫn âm /ʊ/ và âm /uː/

    IELTS TUTOR xét ví dụ:

    • /u:/: Room /ru:m/; food /fu:d/; wood /wu:d/
    • /ʊ/: Book /bʊk/; foot /fʊt/; would /wʊd/

    1.3. Lẫn lộn giữa các phụ âm tương đồng

    IELTS TUTOR lưu ý:

    • Trong tiếng Anh có một số phụ âm khó phát âm và nguy hiểm hơn nó lại khá tương đồng với một số phụ âm khác, nên việc phát âm lẫn lộn giữa các phụ âm cũng sẽ gây ra hậu quả lớn về mặt nghĩa của từ và khiến Bạn cố gắng nhiều nhưng không thể đọc được như người bản ngữ.
    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    Nhầm lẫn âm /t/, /tr/, /dʒ/ với âm /tʃ/
    Ví dụ:

    /t/: time /taim/; task /tæsk/; talent /’tælənt /; cutter / ‘kətər/
    /tr/: trash /trӕ∫/; transit /’trænsɪt/; hatred /’heɪtrɪd /; tried /ˈtrɑɪd/
    /ʤ/: cage / keɪdʒ/; badge /bæʤ/; grudge /grədʒ /

    Nhầm lẫn âm /ð/ với /d/ hay /z/
    Phát âm âm /ð/ đòi hỏi Bạn phải đặt đầu lưỡi giữa răng khá khó khăn nên thay vào đó Bạn sẽ đọc thành âm /d/ hoặc /z/ cho dễ nói.

    Ví dụ:

    /ð/: weather /’wɛðər /; loathe /loʊð /; then /ðɛn/; rather /’ræðər/

    Nhầm lẫn âm /ʃ/ giữa /s/
    Lỗi phát âm /s/ và /ʃ/ lẫn lộn là cực kì phổ biến vì trong tiếng Việt không có âm /ʃ/. Nên Bạn sẽ AUTO thay âm /ʃ/ bằng /s/, đặc biệt khi nó là âm đứng đầu.

    Ví dụ:

    /s/: muscle /məsəl /; person /’pɜrsən/
    /ʃ/(âm đầu): shine /ʃaɪn/; shape /ʃeɪp/
    /ʃ/(âm cuối): selfish /sɛlfɪʃ /; cash /kæʃ /

    Nhầm lẫn âm /r/ với /z/

    Bạn hay có xu hướng phát âm âm /r/ nhẹ, nên nó rất dễ nhầm lẫn thành âm /z/. Lâu lâu âm /r/ còn bị bỏ quên khi nói, đặc biệt là khi /r/ đứng giữa hoặc cuối từ làm người nghe khó hiểu.
    Ví dụ:

    /r/ (âm đầu): rat /ræt /; reason /’rizən /
    /r/ (âm giữa): parking /’pærkɪŋ /; caring /’kɜriŋ/
    /r/ (âm cuối): letter /’lɛtər/; closer /’kloʊzər/

    Nhầm lẫn giữa /l/ với /n/
    Đặc biệt là những Bạn miền Bắc hay có thói quen dùng /n/ cho tất cả những từ có /l/, đặc biệt là khi /l/ nằm ở cuối từ.

    Ví dụ:

    /l/ (âm đầu): light /lait/; laugh /læf /; learn / lɜrn/

    /l/ (âm giữa): fault /fɔlt /; falling /’fɑlɪŋ /
    /l/ (âm cuối): recall /ri’kɑl /; identical /aɪ’dɛntɪkəl /

    Nhầm lẫn âm /j/ với /z/
    Nhiều Bạn Việt Nam học tiếng Anh cũng thường phát âm âm đầu /j/ của một từ thành /z/.

    Ví dụ:

    /j/: young /jəŋ/, yellow /’jɛloʊ /

    Nhầm lẫn giữa âm hữu thanh và vô thanh
    Trong khi Tiếng Việt không hề có sự phân biệt giữa âm hữu thanh và âm vô thanh thì trong tiếng Anh hai loại âm này trong từ mà Bạn nói ra lại khác nhau về nghĩa nếu đọc sai.

    Ví dụ:

    /v/: leave /li:v’/; oven /’əvən/
    /f/: leaf /lif /; often /’ɔfən /

    /b/: bye /baɪ /; rib /rɪb/; robe /roʊp/
    /p/: pie /paɪ/ ; rip /rɪp/; rope /roʊp/

    /g/: goal /ɡoʊl/; bag /bæɡ /; blog /bläɡ /
    /k/: coal /koʊl/; back /bæk /; block /blɑk /

    Không biết cách nối âm, nuốt âm
    Trong tiếng Việt, không hề có hiện tượng nối âm, hay nuốt âm, nhưng để nói tiếng Anh như người bản xứ bắt buộc Bạn phải học cách nối âm và nuốt âm thật tự nhiên sẽ giúp giao tiếp hiệu quả hơn cũng như nghe hiểu được người khác đang nói gì.>> IELTS TUTOR hướng dẫn PHÂN TÍCH ĐỀ THI 30/5/2020 IELTS WRITING TASK 2 (kèm bài sửa HS đạt 6.5)

    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    1.4 Nói sai hoặc không dùng ngữ điệu, trọng âm

    Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên các từ cùng vần sẽ dễ dàng phân biệt với nhau khi thêm dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang". Nhưng tiếng Anh thì không có thanh điệu, vì vậy để phân biệt được từ giống nhau về hình thức chỉ có cách sử dụng trọng âm, nhịp điệu, ngữ điệu để thể hiện ý nghĩa, thái độ và cảm xúc khi nói. Việc Bạn dùng sai hay bỏ qua không dùng trọng âm, nhịp điệu và ngữ điệu có thể khiến người nghe hiểu nhầm ý.

    Ví dụ:

    Từ “present” có 2 cách đánh trọng âm.

    • Nếu trọng âm rơi vào âm tiết đầu /’prezәnt/, thì “present” sẽ được hiểu tính từ (hiện tại), hoặc danh từ (món quà). 
    • Nếu trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /pri’zent/ thì từ này sẽ được hiểu là động từ (đưa ra, giới thiệu, trình bày).
    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    2. Cách khắc phục lỗi phát âm tiếng Anh

    2.1 Tìm hiểu kiến thức cơ bản về phát âm trong tiếng Anh

    Trước tiên bắt tay vào luyện tập bất kì thứ gì, kể cả phát âm tiếng Anh thì Bạn cũng phải có những kiến thức cơ bản về chúng. Bạn phải làm chủ được làm chủ được những kiến thức cơ bản về ngữ âm (hệ thống âm), IPA, nối âm, trọng âm, ngữ điệu.

    • Hệ thống âm trong tiếng Anh
    • IPA (International Phonetic Alphabet)
    • Nối âm
    • Trọng âm, ngữ điệu
    • Các giọng tiếng Anh khác nhau
    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    2.2 Học phát âm chuẩn nói không với “Việt hoá” tiếng Anh

    80% các Bạn người Việt sẽ có xu hướng kiếm âm tiếng Việt tương đồng để phát âm một âm trong tiếng Anh, cũng dễ hiểu vì khi còn bé nhiều giáo viên hay dạy học sinh viết phiên âm ra tiếng Việt chứ không dạy phiên âm theo Bảng IPA quốc tế. 

    Ví dụ:

    • Pizza đọc là “Pi da” 
    • Go thì đọc là “Gô”

    Vì vậy, Bạn hãy tập phiên âm từ vựng học được bằng cách sử dụng từ điển chuẩn như Oxford hoặc Cambridge. Bạn cần nhớ chúng ta học Tiếng Anh như một ngôn ngữ mới, vì vậy hãy tôn trọng sự khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt để nỗ lực luyện tập hiệu quả nhất.

    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp Tongue twisters, là một cụm hoặc một câu khó có thể nói được nhanh, thường là do có sự điệp âm hoặc một chuỗi những âm tương tự nhau. Phương pháp này cực kì tốt để Bạn luyện cơ lưỡi dẻo và linh hoạt.

    Ví dụ:

    Betty Botter bought some butter, but she said "this butter's bitter! But a bit of better butter will but make my butter better" So she bought some better
    butter, better than the bitter butter, and it made her butter better so 'twas better Betty Botter bought a bit of better butter! - sent in by Nick

    2.3 Phát âm âm cuối không thừa – không thiếu

    Luyện phát âm âm cuối được xem như màn tra tấn cực hình đối với nhiều Bạn, nên thôi hoặc là bỏ qua cho nhẹ nhàng hoặc thôi “thừa còn hơn thiếu” nên thêm vô tội vạ. Vì vậy, Bạn phải cố gắng ghi nhớ và luyện tập theo các quy tắc phát âm âm cuối tiếng Anh, rồi áp dụng cho từng trường hợp từ cụ thể sẽ luyện được phản xạ tốt khi nói.

    Ví dụ:

    He goes to school mà tất cả các từ đều thêm âm /s/ vào cuối chẳng hạn.

    2.4 Đừng đọc đều đều mà hãy nhấn trọng âm chuẩn

    Học thêm về trọng âm tiếng anh nhé

    Hầu hết từ vựng trong tiếng Anh đều có trọng âm rất rõ ràng, nếu Bạn cứ đọc ngang ngang, không nhấn nhá thì âm tiết có chuẩn đi nữa thì người nghe cũng khó mà hiểu Bạn đang nói gì. Bạn có thể tìm hiểu các quy tắc nhấn trọng âm và ghi nhớ những từ dễ sai trọng âm và cố gắng luyện tập.

    Ví dụ: The present is a present. Hiện tại chính là một món quà.

    Nếu như đọc Present mà trọng âm giống nhau thì người nghe chẳng biết bạn đang nói cái gì.

    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    Ngoài ra, Bạn cũng có thể luyện nghe chủ động để nâng cao kỹ năng phát âm tiếng Anh. Hãy chú ý đến cách người nói nhấn trọng âm, đặc biệt với các âm khó nghe. Bạn có thể xem phim, nghe nhạc, xem thời sự tất tần bằng tiếng Anh để luyện tập thật thú vị.

    2.5 Tập phát âm từ chậm đến nhanh để nối âm cho đúng

    Người Việt chúng ta thường đọc rời rạc các từ, không hề có nối âm giữa các từ, nhưng người bản xứ nói tiếng Anh lại có thói quen đọc nối âm trong những tình huống cụ thể, như từ thứ nhất có âm kết thúc kết thúc là phụ âm nối với nguyên âm đứng đầu của từ thứ hai. Vì vậy, thay vì phát âm đơn lẻ từng từ, Bạn hãy cố gắng đưa từ đó vào một câu cụ thể để tập nối âm.

    Ví dụ:

    He is a teacher có thể nối giữa “is” /iz/ với a /ə/ nhưng nhiều người thường đọc tách ra.

    2.6 Lắng nghe rồi phát âm bắt chước ngữ điệu

    Tuy người Việt không có quy định rõ ràng là phải lên giọng, xuống giọng ra sao khi nói, nhưng rõ ràng trong thực tế, khi bạn hỏi Bạn sẽ lên giọng, hoặc khi cảm xúc vui, buồn, giận dữ, ngữ điệu cũng thay đổi. Còn trong tiếng Anh thì ngữ điệu là một điểm khá quan trọng. Ngữ điệu giúp cho người nghe biết được đâu là phần cần chú ý trong câu.

    Ví dụ: Can you play guitar?

    => Thì Bạn nên lên giọng cuối câu vì từ cần chú ý là guitar thay đọc ngang ngang từ đầu đến cuối.

    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    Nghe, nghe nữa và nghe mãi rồi bắt chước theo là phương pháp duy nhất để Bạn cải thiện ngữ điệu của mình. Bạn cũng nên tìm hiểu HƯỚNG DẪN TỪ A ĐẾN Z CÁCH LUYỆN NGHE TIẾNG ANH VỚI TED để luyện tập các video của TED Talks.

    VÌ SAO PHÁT ÂM TỪNG CHỮ THÌ ĐÚNG, MÀ VÀO CÂU LẠI SAI BÉT NHÈ?

    Bạn cũng có thể áp dụng Kỹ thuật nói đuổi - Shadowing để nhại lại từng câu nói vừa được nghe sao cho giống nhất. Kỹ thuật này cực kỳ hữu ích trong việc luyện phát âm chuẩn, luyện ngữ điệu và nối âm. Tuy nhiên, Bạn cần kiên trì luyện tập đều đặn để cải thiện kỹ năng nói của mình.

    2.7 Các bước cơ bản để luyện phát âm

    IELTS TUTOR sẽ tổng hợp lại ngắn gọn các bước để luyện phát âm.

    • Bước 1: Đặt khẩu hình giống âm chuẩn.
    • Bước 2: Phát âm theo âm chuẩn cho đến khi tự tin Bạn đã phát âm giống với từ điển.
    • Bước 3: Kéo dài âm đang luyện tập trong 3 giây.
    • Bước 4: Kéo dài âm đang luyện tập trong 1 giây.
    • Bước 5: Phát âm âm đang luyện tập với tốc độ người bản ngữ

    Lưu ý: Nhớ là ghi âm lại giọng của Bạn khi luyện tập và nghe lại để khắc phục lỗi còn sai nhé!

    3. Giới thiệu phần mềm Youglish giúp tra từ hoặc cụm từ người nước ngoài dùng như nào trong câu

    Phần mềm Youglish giúp em tra được từ và cụm từ được nói như nào trong câu với nhiều ngữ điệu

    Muốn cải thiện intonation của mình, không cách nào khác ngoài luyện tập. Em hãy cố gắng luyện tập bằng cách sau:

    • Tra từ hoặc cụm từ bằng Youglish
    • Nghe qua cách người ta lên giọng xuống giọng cụm từ hoặc từ đó 
    • Nghe đi nghe lại nhiều lần để nắm được cách lên và xuống giọng 
    • Bắt chước và lặp đi lặp lại theo cách người ta nói (nên lặp lại cả câu dài)
    • Ngày nào cũng duy trì luyện tập những từ mình chưa chắc về ngữ điệu 

    Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu qua những lỗi phát âm phổ biến và cách khắc phục. IELTS TUTOR hy vọng đã mang đến cho Bạn những thông tin hữu ích, hơn bao giờ hết, phát âm là điều tối quan trọng Bạn phải thật chuẩn. Vì thế nên hãy dành một lượng thời gian phù hợp để luyện tập phát âm, và nhớ chú ý đến lỗi phát âm sai mà bạn hay mắc phải để từ đó khắc phục và cải thiện.

    Tặng Bạn thêm bí kíp HƯỚNG DẪN TỪ A ĐẾN Z CÁCH HỌC PHÁT ÂM TRONG IELTS SPEAKING - DÙNG CÔNG CỤ GÌ NÂNG CAO PRONUNCIATION?

    Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

    Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

    >> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

    >> IELTS Intensive Listening

    >> IELTS Intensive Reading

    >> IELTS Intensive Speaking

    Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE
    Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE