Tất Tần Tật "Checklist" mà sĩ tử IELTS phải nằm lòng nếu muốn đạt 8.0 IELTS!

· IELTS Advice

Ngày nay, moị người trên khắp thế giới đang cố gắng tìm mọi cách để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Nhưng việc học tiếng Anh bao giờ cũng đem lại cho bạn nhiều khó khăn, cần cả quá trình lâu dài rèn luyện, kiên trì và tích lũy chứ không phải là một quá trình tức thời mà gặt hái được kết quả. Vì thế để chuẩn bị tốt cho một đợt thi tiếng Anh đòi hỏi bạn phải có những chuẩn bị cụ thể và rõ ràng.

Để giúp các bạn chuẩn bị hoàn hảo cho một kỳ thi IELTS thì các checklists dưới đây là không thể bỏ qua, và chúng tôi sẽ giúp bạn tự tin hơn với kỳ thi này:

1. Các "Checklist" chung cho kì thi IELTS

1. Tìm kiếm và nắm rõ thông tin chung nhất về kì thi IELTS

Đây là bước khơi đầu, tuy nhìn đơn giản nhưng rất quan trọng. Nếu nắm rõ thông tin về các thủ tục đăng ký dự thi, bạn có thể sẽ thiết sót những giấy tờ quan trọng, như quên ảnh, giấy CMND. Điều này làm tốn của bạn khá nhiều thời gian, công sức thậm chí phải đăng ký lại nhiều lần.

Bên cạnh đó bạn cần phải hiểu cấu trúc đề thi IELTS, những điểm chung nhất về kì thi IELTS 4 kĩ năng, các tiêu chí, cách chấm điểm của từng kĩ năng, sự khác nhau giữa kì thi IELTS ACADEMIC và General là như nào để đăng kí cho đúng nguyện vọng của mình. Các bạn có thể tham khảo bài blog trước mà IELTS TUTOR đã giới thiệu kĩ đến các bạn.

2. Tham gia các kỳ thi thử IELTS

Một xu hướng mới và rất được ưa chuộng, đó là tham gia các kỳ thi thử IELTS. Với format bài thi sát với đề thi IETLS thật và có cả kết quả được chấm rất cụ thể, và đặc biệt là mức phí thi thử rẻ hơn nhiều so với 1 lần thi IELTS thật.

Nhờ đó bạn có thể trải nghiệm phòng thi cũng như làm quen với các áp lực như đang thi thật. Hiện rất nhiều trung tâm tiếng Anh tổ chức thi thử IELTS, đa phần mất phí, nhất là kỹ năng Speaking và Writing.

Đối với học viên IELTS TUTOR, các khóa học chuyên sâu IELTS WRITING - IELTS LISTENING - IELTS READING, thì trong suốt quá trình học học viên luôn được làm các đề thi thử, canh đúng thời gian như thi thật, như với kĩ năng Writing thì một khóa học các em sẽ viết đi chấm lại bởi giáo viên đến tận 40 - 50 lần viết bài cho Course 6.0 nên luôn sẵn sàng tâm thế đi thi nhé!

Việc tham gia các kì thi thử IELTS sẽ giúp các em làm quen với các dạng đề thường gặp trong kì thi IELTS, cũng như test xem các em đã học hành như nào rồi, vững tâm lí khi vào kì thi thật IELTS!

3. Tìm ra điểm yếu của bản thân

Biết điểm yếu và khắc phục kịp thời là một trong nhưng cách nâng cao số điểm thi một cách nhanh nhất. Để làm được điều này, chúng ta cần phải tự nghiệm lại trong qua trình ôn luyện, tự học, và hay nhất là tham các kỳ thi thử IETLS để đánh giá được chính xác điểm yếu của bản thân. Ví dụ như ở kĩ năng IELTS WRITING, việc quan trọng là các em phải biết mình sai ở đâu, làm như thế nào để không bao giờ sai nữa, và bắt buộc tất cả quá trình đó phải có sự giám sát của giáo viên vì giáo viên có kinh nghiệm và kiến thức để nhìn ra lỗi sai của các em, nếu các em tự học thì sai vẫn muôn đời sai vì điều các em không biết làm sao có thể sữa lỗi cho mình. Đó là cách dạy của IELTS TUTOR môn IELTS WRITING!

4. Cập nhật tin tức

Không nên chủ quan, đó là một lưu ý rất quan trọng. Các chủ đề IELTS đều bắt nguồn từ cuộc sống quanh ta, do đó việc cập nhật tin tức thường xuyên giúp bạn phát triển ý tưởng đa dạng và sâu sắc hơn. Sẽ là rất tốt khi bạn dành thời gian nghe các kênh BBC, CNN hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc các em cập nhật đề thi thật được ra thi những tháng gần đây trong kì thi IELTS WRITING, là việc rất cần thiết, sẽ giúp các em giới hạn lại những topic chưa ra, cũng như chuẩn bị những dạng đề, dạng bài essay thường xuyên được ra thi để ôn luyện cho tốt. Cũng như những dạng đề mới được đưa vào ra thi như dạng Timetable ở IELTS WRITING TASK 1 gần đây, các em cũng nên nắm để có sự chuẩn bị cho mình!

5. Đặt mục tiêu vừa sức

Mục tiêu là động lực để phấn đấu, tuy nhiên, không nên đặt mục tiêu quá xa vời khiên bạn dễ nản chí. Qua quá trình tự học và kết quả kỳ thi thử, bạn nên tự đánh giá lại khả năng của mình một cách tổng quát, để đưa ra một cột mốc hợp lí.

6. Thực hành, thực hành và thực hành

Không cách gì nhanh bằng việc ôn luyện mỗi ngày. Nên đặt ra một thời gian biểu cố định cho 1 khung giờ trong ngày để thực hành cả 4 kỹ năng tiếng Anh. Chỉ như vậy bạn mới khắc phục điểm yếu và nâng cao band điểm trong thời gian ngắn.

7. Làm quen với thời gian

Thời gian là một yếu tố hết sức quan trọng trong kỳ thi IELTS. Sẽ là trôi qua nhanh chóng nếu bạn ko tập làm quen trước với khoảng thời gian ít ỏi thực tế khi thi. Do đó, tập làm quen chạy đua với thời gian sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả rất đáng kể đấy.

8. Tạo tâm lý thoải mái

Tâm lý luôn là chìa khóa thành công, một tâm lý tự tin thoải mái sẽ giúp bạn đạt phong độ tối đa trong khi làm bài. Việc sắp xếp học tập, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và sẽ học tập dễ vào hơn rõ rệt.

 

Tóm lại, bạn cần pải có một sự chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi về kiến thức cũng như là tâm lý. Bạn nên rèn luyện vốn tiếng Anh của bạn hàng ngày và làm thật nhiều đề thi thử để làm quen với thời gian và cách thức thi. Bên cạnh đó, bạn nên dành ít thời gian để cập nhập tin tức về kỳ thi của mình. 

2. Các "Checklist" trong phòng thi IELTS WRITING

1. Đọc kĩ đề bài của cả Task 1 và Task 2, điều quan trọng là các em phải xem thử mình nên viết task 2 trước hay task 1 trước

Lời khuyên là các em nên viết Task 2 trước, lí do là Task 2 sẽ chiếm 2/3 số điểm của bài thi IELTS WRITING của các em, hơn nữa Task 2 nếu các em viết không kịp giờ thì điểm sẽ chắc chắn thấp. Task 1 chỉ cần các em hoàn thành bài viết thì điểm đã ở mức khá, hơn nữa task 1 các em không cần thiết phải viết câu conclusion nên thường dành 15 phút cuối giờ cho Task 1 là hợp lí

2. Bắt buộc phải lập dàn bài cho cả Task 1 và Task 2

Về hướng dẫn cách lập dàn bài trong IELTS WRITING, các em nhớ tham khảo bài blog trước của IELTS TUTOR. Ở IELTS WRITING TASK 1, các em có thể không cần lập dàn bài quá chi tiết chỉ cần nêu:

  • Ở body 1 và body 2 điểm chính mà các em bắt buộc phải nêu là gì
  • Bài này sẽ chia theo thì gì 
  • Đâu là chủ ngữ chính của bài và list ra một bài cách paraphrase 
  • Đơn vị đo lường 

3. Sau khi đã lập dàn bài, luôn bám sát dàn bài để viết bài viết IELTS WRITING

Em phải tận dụng cho được cái dàn bài mà em đã lập, viết bám sát dàn bài đó sẽ giúp em không bị lan man, đang viết nửa chừng không biết mình đang viết gì hoặc đang viết rồi phải viết lại từ đầu!

4. Luôn phải để ý liệu bài viết của mình, nhất là IELTS WRITING TASK 2 đã có ví dụ chưa, nếu chưa có phải tìm cách thêm vào

Các em phải luôn nhớ việc các em viết đúng bố cục bài văn trong IELTS WRITING là điều rất quan trọng nên các em bắt buộc phải thêm ví dụ để chứng minh cho luận điểm của mình nhé!

5. Trong lúc viết bài, luôn để ý độ dài và số chữ tối đa tối thiểu của bài IELTS WRITING TASK 1 - 2

Không bao giờ được quên 300 từ ít nhất cho IELTS WRITING TASK 2 và 160 words nhiều nhất cho IELTS WRITING TASK 1

6. Luôn luôn dành 5 phút cuối giờ để đọc lại bài IELTS WRITING TASK 2 và Task 1 của mình để đảm bảo không sai các lỗi lặt vặt

Bắt buộc các em phải check những lỗi:

  • Chính tả 
  • Spelling
  • Grammar
  • Từ vựng và cách dùng từ

3. Các "Checklist" dành cho IELTS LISTENING

1. Bắt buộc phải đọc câu hỏi đề bài trước, những đặc điểm như "no more than 2 words" các em phải gạch chân

2. Gạch chân các keywords, những điểm cần lưu ý trong câu hỏi để khi vào các em nghe được luôn

3. Tập trung nghe băng, xem băng nói đến câu hỏi nào thì tập trung chú ý nhận cho ra keywords để nghe được cho ra đáp án

4. Sau khi hết Section 1 thì ngay lập tức đừng chuyển đáp án vào tờ answer sheet vội mà lo đọc câu hỏi của Section 2 và gạch chân keywords để khi nghe băng bắt được đúng keywords. Tương tự ở Section 3-4 cũng dành thời gian nghỉ giữa các section để đọc cho thật kĩ câu hỏi

5. Còn 10 phút cuối để chuyển đáp án, tập trung chuyển tất cả các đáp án của tất cả các câu vào tờ Answer sheet, câu nào không biết đáp án thì tập trung nhớ lại hoặc bí quá thì đánh lụi

6. Sau khi chuyển đáp án xong, trước khi nộp bài bắt buộc phải đọc lại đáp án mình điền một lần nữa xem thử có bị sai sót spelling hay thứ tự của câu hỏi hay không!

4. Các "Checklist" dành cho IELTS READING

1. Nên nhìn lướt qua các dạng câu hỏi của cả 3 Passage xem thử mình nên làm dạng câu hỏi nào của passage nào trước. Ví dụ như mình không giỏi yes no not given ở passage 2 thì nên làm passage 1 trước rồi làm passage 3, passage 2 sẽ làm sau cùng. Các em theo dõi thứ tự các bài IELTS READING các em nên đọc trong phòng thi như thế nào để tìm ra chiến thuật hợp lí

2. Sau khi đã xác định nên làm passage nào trước rồi thì, các em bắt buộc phải đọc câu hỏi đề bài trước, những đặc điểm như "no more than 2 words" các em phải gạch chân

3. Sau khi đọc câu hỏi rồi thì mới bắt tay vào đọc đoạn passage đọc tới đâu thì quay lại câu hỏi check xem có khả năng đoạn đó sẽ chứa đáp án của câu hỏi nào khồng

4. Lưu ý là khi tìm ra đáp án của câu nào thì ngay lập tức các em chuyển đáp án vào tờ answer sheet luôn, không viết vào đề lí do là vì các em không có 10 phút để chuyển đáp án vào cuối giờ như IELTS LISTENING!

5.Sau khi chuyển đáp án xong, trước khi nộp bài bắt buộc phải đọc lại đáp án mình điền một lần nữa xem thử có bị sai sót spelling hay thứ tự của câu hỏi hay không!

Còn điều gì các bạn còn thắc mắc trong cách ôn tập và kỳ thi IELTS, hãy comment ngay phía dưới để IELTS TUTOR giải đáp nhé!

Share bài Blog lại để khi cần thì có ngay để học luôn nhé