Chiến thuật 1: Ôn đúng trọng tâm những dạng bài tập SẼ xuất hiện trong IELTS Listening
Các dạng câu hỏi sẽ xuất hiện 100% trong kì thi thật của IELTS Listening sẽ bao gồm:
IELTS TUTOR có giới thiệu với các em các bài luyện tập IELTS Listening cho từng dạng đầy đủ hết rồi nhé!
Chiến thuật 2: Học thuộc lòng những từ vựng thường xuyên xuất hiện trong IELTS Listening
IELTS Listening nếu các em muốn điểm cao phải nắm thật vững một số Vocabularies thường hay gặp trong IELTS LISTENING, thì một bài từ Academic sẽ thường xuyên gặp đi gặp lại nên việc các em HỌC THUỘC + TRA TỪ ĐIỂN PHÁT ÂM các từ này là ĐIỀU BẮT BUỘC!
Cách học VOCABULARIES IELTS sao cho dễ nhớ thì các em tham khảo cách học từ vựng IELTS dễ nhớ mà IELTS TUTOR đã giới thiệu ở các bài trước nhé!
Các bạn bắt buộc phải học thuộc những trường từ vựng IELTS LISTENING sau đây:
Chiến thuật 3: Đọc kĩ câu hỏi là điều quan trọng nhất trong IELTS Listening
Điều đầu tiên làm trong khi làm bài IELTS LISTENING là ĐỌC THẬT KĨ CÂU HỎI, tức là mình phải xác định được những điều sau đây:
1. Xem câu hỏi đề cho NO MORE THAN TWO WORDS HAY NO MORE THAN ONE WORDS
Nếu đề cho NO MORE THAN TWO WORDS, tức là các từ các em phải điền CHẮC CHẮN phải có ít nhất 1 answer là có 2 CHỮ, nếu không thì nó đã cho NO MORE THAN 1 WORD rồi. Đó cũng là cái hint để tụi em đoán.
2. Đọc THẬT KĨ câu hỏi của bài, xác định cho ra TỪ LOẠI ( từ cần điền là danh từ, động từ hay tính từ ) để khi vào nghe tụi em sẽ bắt được ngay & luôn từ đó, điền vào
3. Nếu từ cần điền có khả năng là NOUN, thì phải xem nó có thể có s hay không, nếu trước câu hỏi có a, thì biết là NOUN cần điền không có s, nếu không thì khả năng có s là cao, lúc đó khi nghe phải chú ý xem có hơi gió hay không!
4. Trong dạng Multiple choice, phải đọc kĩ đề, kể cả 4 đáp án đề cho, kiểu các em phải nắm được là ý cái câu hỏi nó là cái gì để khi nghe băng là tụi em bắt được liền, rồi mới đuổi nghe kịp được. Còn nếu không hiểu câu hỏi của multiple choice nói gì là sẽ bay như 1 cơn gió, do nguyên nhân là băng chạy tới mà không hiểu đề
Chiến thuật 4: Khi luyện tập ở nhà, chỉ nghe đúng 1 lần không nghe đi nghe lại. Thực tập như đang đi thi thật!
Chiến thuật 5: Phân biệt rõ các lỗi phát âm Spelling thường gặp trong IELTS Listening
Phân biệt cho rõ 18 - 80 / 13 - 30
ví dụ: 13 là thirteen thì âm nhấn là âm thứ 2, nên chữ teen sẽ mạnh hơn rõ ràng
30 là thirty nhấn vần 1 nên thir sẽ được nhấn
Đặc biệt, IELTS TUTOR đã giới thiệu hướng dẫn cũng như các bài tập IELTS LISTENING luyện spelling nhằm giúp các em củng cố yếu điểm trên
Chiến thuật 6: Ngoài làm các bài Test IELTS LISTENING, các em có thể luyện ở các nguồn khác như Ted
Các em phải hiểu bản chất của IELTS LISTENING, nhất là Section 3-4 là các bài speech diễn văn, tập trung kiểm tra khả năng nghe nắm ý chính của các em. Tức là không nhất thiết các em phải hiểu từng từ từng ngữ trong bài speech, mà điểm quan trọng là các em phải nghe và hiểu nội dung main idea ý chính của đoạn speech đó. Vậy nên các em có thể luyện nghe và nắm bắt ý chính của cả đoạn văn qua các bài Ted mà IELTS TUTOR đã giới thiệu ở lần trước. Nếu các em có thể học được cách nắm vững ý chính thì Section 3-4 dạng Fill-in-the-gap hay Multiple Choice thật ra không còn khó nữa
Chiến thuật 7: Luôn nắm vững bản chất của đề thi IELTS LISTENING - Thực chất câu hỏi sẽ là một bản summary của cả 1 bài nói
Chiến thuật 8: Không cần làm quá nhiều đề, quan trọng là làm ít nhưng làm đi làm lại, biết được chỗ nào mình sai & làm sao để khắc phục được lỗi sai của mình
Có một sai lầm thường thấy ở các sĩ tử IELTS là các bạn luôn cố làm thật nhiều đề càng tốt, cơ mà đó là quan điểm rất sai lầm nhé! Các bạn làm được nhiều đề là rất tốt, cơ mà các bạn không phải làm 1 lần rồi ngồi tra đáp án là hoàn toàn sai, vì những lỗi sai đó đã là lỗi cố hữu các bạn phải làm lại lần nữa xem mình có khắc phục được lỗi sai đó được không, rồi làm thế nào để mình không bao giờ sai lỗi đó nữa!
Chiến thuật 9: Không nên suy nghĩ một câu hỏi quá 1 lần, làm không được câu nào thì nên bỏ qua! Chuyển sang câu hỏi tiếp theo nếu bạn đã lỡ mất câu trước đó
Lí do là vì trong IELTS LISTENING, nếu em gặp một câu hỏi không biết và đặc tính của con người là luôn muốn chinh phục những câu mình không làm được nên các em sẽ suy nghĩ nhiều về câu không làm được và từ đó mà sẽ miss luôn 1 dây một đống câu phía sau. Mà khác với reading, các em một khi đã miss trong listening tức là sẽ bỏ luôn những câu đấy, sẽ rất phí. Cho nên, các em làm không được câu nào thì bỏ qua, để tới 10 phút cuối giờ rồi suy nghĩ lại sau, hoặc có thể đánh lụi cũng được. 1 câu sai thì các em vẫn đạt 9.0 như bình thường
Chỉ cần 5 10 giây không tập trung vào bài nghe, bạn có thể ngay lập tức mất dấu vết bài nghe. Bạn không biết người nói đang nói về cái gì, không biết bài nghe đã đi đến câu hỏi số bao nhiêu…và bạn bắt đầu bối rối. Trong trường hợp đó, hãy bình tĩnh vì nếu bạn mất 1 câu, bạn chỉ mất 1 điểm nhỏ. Nhưng nếu bạn bối rối, bạn sẽ mất nhiều điểm.
Bạn cần làm gì trong trường hợp đó? Ngay lập tức lấy lại sự tập trung vào bài làm của mình. Bạn cần lắng nghe keywords xem bài nghe đang nhắc đến câu nào và bắt đầu nghe tiếp từ câu đó. Với câu hỏi bị xót lại phía trước, bạn hãy quay lại trong 10 phút cuối khi chuyển đáp án vào tờ answer sheet, biết đâu bạn có thể đoán được đáp án và nó đúng.
Chiến thuật 10: Tận dụng tối đa 10 phút cuối giờ để nâng cao điểm số tối đa
Đó lời thời gian được cho để bạn chuyển toàn bô đáp án mà mình đã nghe được vào tờ answer sheet. Phải khẳng định rằng khoảng thời gian này rất quý giá và là phần quyết định điểm số của bạn không kém gì so với những phút chuẩn bị.
Các bạn nhớ là giám khảo chỉ chấm đáp án và cho điểm môn IELTS LISTENING của các bạn qua tờ answer sheet các bạn nộp thôi nhé, nên nếu bạn nghe hết mà trong tờ answer sheet đáp án không có gì thì vẫn 0
Chiến thuật 11: Nên cẩn thận với giới hạn từ, không nên điền quá giới hạn từ cần điền
Cùng xem xét ví dụ sau nhé:
Complete the sentences below with NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER The expo will be useful because there will be more than ………………… experts there.
Trong ví dụ trên mình có yêu cầu “NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER”. Với câu hỏi như thế này bạn có thể điền tối đa là 2 từ với 1 số cho một chỗ trống. Nếu bạn viết nhiều hơn số lượng trên, dù câu trả lời của bạn có đúng, nó cũng vẫn không được tính điểm. Vì thế mà đây chính là một trong những điều mà mình muốn lưu ý cho các bạn.
Thường thường trong dạng câu hỏi này, yêu cầu của đề bài thường là “No more than one/two/three words and/or a number” cho một chỗ trống. Tức là thường chúng ta sẽ chọn ra 1/2/3 từ và 1 số để điền vào 1 chỗ trống. Nhưng ngoài ra cũng có các yêu cầu khác như:
Những câu hỏi có giới hạn từ này thường hay xuất hiện nhất ở section 1 và section 4 trong bài thi thật đó bạn nhé.
Chiến thuật 12: Tuyệt đối không được mắc lỗi sai nào trong quá trình chuyển đáp án vào Answer Sheet
Những lỗi sai mà các bạn thường mắc phải như sau:
Chiến thuật 13: Tuyệt đối cẩn thận với số ít và số nhiều khi chuyển đáp án
Trong nhiều trường hợp đáp án số ít hay số nhiều đều được chấp nhận. Trong một số đáp án của các cuốn practice bạn sẽ thấy ghi là “factory/factories” thì có nghĩa số ít hay số nhiều sẽ chắc chắn sẽ được chấp nhận. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp sự khác nhau về số ít và số nhiều sẽ khiến bạn mất điểm đáng tiếc. Ví dụ đáp án 2 minutes mà bạn viết 2 minute thì hoàn toàn không được điểm.
Chắc chắn đây là lỗi mà rất nhiều bạn mắc phải. Lời khuyên là nếu trong lần nghe duy nhất mà bạn không nghe được chính xác đáp án là danh từ số ít hay số nhiều, cách tốt nhất là hãy dựa vào ngữ pháp tiếng Anh mà bạn đã viết để quyết định. Ví dụ:
What length of time for study is recommended to raise your IELTS score by one band level?
Đáp án bắt buộc là “3 months” chứ không thể là “3 month” được
There is a ……….in the bookstore
Đáp án phải bắt buộc là danh từ số ít đếm được vì đằng trước đã có mạo từ “a” rồi nhé.
Chiến thuật 14: Tuyệt đối cẩn thận khi viết ngày tháng trong lúc chuyển đáp án
Có thể bạn đã bắt được câu trả lời là ngày 7 tháng 11 chẳng hạn, nhưng cách viết đáp án của bạn mới là điều quyết định điểm số. Bạn có thể theo hai cách sau:
Chú ý: Dùng giới từ “on” trước ngày trong tuần bạn nhé!
Ví dụ: On Monday, on Friday
Khi nói về mùa, ta dùng “in” trước mùa. Ví dụ: in spring, in summer
1/- Cách viết và đọc ngày tháng
a. Cách viết: Thứ, tháng + ngày (số thứ tự), năm (A.E)
Ex: Wednesday, December 3rd, 2008
Thứ, ngày (số thứ tự) + tháng, năm (B.E)
Ex: Wednesday, 3rd December, 2008
Đôi lúc chúng ta thấy người Anh, Mỹ viết ngày tháng như sau:
Wednesday, December 3, 2008 (A.E)
Wednesday, 3 December, 2008 (B.E)
b. Cách đọc: Thứ + tháng + ngày (số thứ tự) + năm
hoặc Thứ + ngày (số thứ tự) + of + tháng + năm.
Ex:
Wednesday, December 3rd, 2008: Wednesday, December the third, two thousand and eight. hoặc
Wednesday, the third of December, two thousand and eight.
Mặc dù người Anh và người Mỹ đều sử dụng tiếng Anh, cách họ nói về ngày tháng có một chút khác biệt nho nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Cách đọc viết ngày tháng theo Anh-Anh.
- Ngày luôn viết trước tháng và bạn có thể thêm số thứ tự vào phía sau (ví dụ: st, th...), đồng thời bỏ đi giới từ of ở vị trí trước tháng (month). Dấu phẩy có thể được sử dụng trước năm (year), tuy nhiên cách dùng này không phổ biến.
Ví dụ:
o 6(th) (of) January(,) 2009 (Ngày mùng 6 tháng 1 năm 2009)
o 1(st) (of) June(,) 2007 (Ngày mùng 1 tháng 5 năm 2007)
- Khi đọc ngày tháng theo văn phong Anh – Anh, bạn sử dụng mạo từ xác định trước ngày
Ví dụ:
March 2, 2009 - March the second, two thousand and nine
Cách đọc và viết theo Anh-Mỹ
- Nếu như viết ngày tháng theo văn phong Anh-Mỹ, tháng luôn viết trước ngày và có mạo từ đằng trước nó. Dấu phẩy thường được sử dụng trước năm
Ví dụ:
o August (the) 9(th), 2007 (Ngày mùng 9 tháng 8 năm 2007)
- Bạn cũng có thể viết ngày, tháng, năm bằng các con số và đây cũng là cách thông dụng nhất.
Ví dụ:
o 9/8/07 hoặc 9-8-07
Tuy nhiên nếu bạn sử dụng cách viết như trong ví dụ trên, sẽ rất dễ xảy ra nhầm lẫn bởi nếu hiểu theo văn phong Anh-Anh sẽ là ngày mồng 9 tháng 8 năm 2007 nhưng sẽ là mồng 8 tháng 9 năm 2007 theo văn phong Anh-Mỹ.
Như vậy bạn nên viết rõ ràng ngày tháng bằng chữ (October thay vì chỉ viết số 10) hoặc sử dụng cách viết tắt (Aug, Sept, Dec...) để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra.
- Khi đọc ngày tháng theo văn phong Anh – Mỹ, bạn có thể bỏ mạo từ xác định:
Ví dụ:
o March 2, 2009 - March second, two thousand and nine.
Lưu ý:
Nếu bạn đọc ngày trước tháng thì bạn phải sử dụng mạo từ xác định trước ngày và giới từ of trước tháng.
Ví dụ:
o 2 March 2009 - the second of March, two thousand and nine
o 4 September 2001 - the fourth of September, two thousand and one
Chiến thuật 15: Tuyệt đối không được viết tắt trong khi chuyển đáp án
Thêm một lỗi sai nữa cũng khá hay gặp phải do thói quen luyện tập ở nhà đó là bạn hay viết tắt:
Theo quy định gần đây thì có được viết tắt như vậy nhưng chắc hẳn không phải ai trước khi đi thi cũng update xem quy định này đã thay đổi hay chưa. Cách viết T/F/NG có thể sai chứ cách viết TRUE/FALSE/NOT GIVEN chắc chắn không bao giờ sai. Hơn thế nữa, giả sử đáp án của bạn là F nhưng viết ẩu, vội hoặc xấu giám khảo không xác định được là T hay F thì đương nhiên họ sẽ thẳng tay không cho điểm câu này, trong khi việc này không bao giờ xảy là với việc bạn viết TRUE/FALSE/NOT GIVEN.
Nếu câu hỏi là TRUE/FALSE/NOT GIVEN nhưng lại viết là YES/NO/NOT GIVEN thì có được tính điểm không? Hoàn toàn không nhé các bạn, trừ những câu bạn chọn NOT GIVEN và đáp án đó là đúng. Đề bài hỏi như thế nào bạn yêu cầu được trả lời đúng như thế.
Chiến thuật 16: Học cách phát âm ending sound của danh từ số ít và số nhiều
Đọc là /s/ nếu danh từ đó tận cùng bằng các chữ cái sau:
/k/
Cakes, books, weeks, disk/f/
Staffs, proofs, roofs/p/
Cups, tapes, lamps, sheeps
/t/products, closets, robots, equipments, goats, students
/θ/Depths, months, myths (thường là các từ có dạng _th ở đuôi)
Danh từ số nhiều bằng cách thêm s được đọc là /z/ nếu danh từ đó tận cùng các phụ âm sau (những trường hợp còn lại của cách đọc ‘s’ và ‘iz’)
/b/
Tubs, tubes, verbs/d/
Birds, hands, roads, yard,methods/g/
Bags, dogs, legs/l/
Bottles, tables, walls, goals, skills
/m/Arms, brooms,dreams, lambs
/n/Magazines, irons, pens, fans, televisions
vowel + /r/Chairs, scars, doors, workers
Các danh từ số nhiều tận cùng là es được đọc là /ɪz/
/z/
Noises, noses, keys, houses/dʒ/
Bridges, messages, oranges, pages, marriages/s/
Buses, classes, masses/ʃ/Bushes, machines, crashes, dishes
/tʃ/Matches, bleachs, patches
/ks/Axes, boxes, taxes
Cách phát âm của một số danh từ số nhiều đặc biệt
Phần tiếp vị ngữ để thành lập số nhiều của các danh từ sau sẽ được đọc là /z/: baths, mouths, oaths, paths, wreaths, youths.
Số nhiều của 13 danh từ số ít có dạng là _f hoặc _fe (đọc là /f/), được chuyển thành -ves ở số nhiều sẽ được đọc là /vz/):
Danh từ số ít
Danh từ số nhiềuDanh từ số ítDanh từ số nhiềuCalf
CalvesElfElvesHalf
HalvesKnifeKnivesLeaf
LeavesLifeLives
WifeWivesThiefThieves
WifeWivesloafLoaves
Các danh từ sau có dù cách thành lập số nhiều là S hoặc chuyển F sang VES nhưng có cùng 1 cách phát âm là /vz/:
Danh từ số ít
Danh từ số nhiều
Dwalf
dwalfs or dwalvesHoof
hoofs or hooves
Scarfscalfs or scalves
Từ Handkerchief có 2 cách thành lập số nhiều nhưng có cùng một cách phát âm:
Hankerchiefs: /ˈhæŋkətʃiːvz/
Hankerchieves: /ˈhæŋkətʃiːvz/
Từ roof được thành lập số nhiều bằng cách thêm S và được đọc là /s/: Roof -> roofs:/ruːfs/
Chú ý:
Chiến thuật 17: Nhìn/Làm 2 đến 3 câu hỏi cùng lúc
Do các câu hỏi trong IELTS đều được sắp xếp theo trật tự bài nghe nên khi tập trung nghe cố gắng nhìn 2 đến 3 câu cùng một lúc. Có một vài câu hỏi gần nhau có đáp án trong cùng một câu nói từ bài nghe do đó bạn sẽ dễ bỏ qua mất một đáp án khi bạn chỉ nhìn đúng một câu hỏi vào cùng một thời điểm. Nếu bạn đã lỡ câu đó rồi và cũng không biết, bạn sẽ đợi nghe đáp án của nó và chắc chắn bỏ lỡ vài câu sau đó.
Chiến thuật 18: Luôn kiểm tra lại câu trả lời
Soát lại các đáp án để chắc chắn bạn sẽ không bị mắc lỗi về ngữ pháp như danh từ số ít hay số nhiều,…và các lỗi về viết sai từ (thiếu, thừa hay sai chữ cái trong cùng một từ). Các bạn có thể dựa vào các mạo từ “a, an, some, few,…” để phân biệt có ‘s’ hay không có ‘s’.
Chiến thuật 19: Luyện tập để phân biệt được các cách phát âm khác nhau của từng vùng miền
Mặc dù thi IELTS chủ yếu là giọng Anh Anh và Anh Mỹ nhưng không có nghĩa là nó sẽ không có trộn lẫn các giọng của các nước khác nói tiếng Anh như Ấn Độ, Cannada, Úc, Australia,… Muốn đạt được điểm IELTS Listening cao, cái để bạn hơn người khác chính là ở đây. Ví dụ bình thường người Anh sẽ nói “How are you today” nhưng người Australia sẽ nói “How are you to-diee”. Phát âm giữa hai bên có sự khác biệt đôi chút, người Anh thường sẽ có âm tiết nặng hơn khi phát âm “a”. Nếu bạn không luyện tập thì chắc chắn sẽ lúng túng khi làm bài thi gặp phải trường hợp này.
Chiến thuật 20: Rèn luyện sự tập trung cao độ, tránh xao nhãng
Chỉ cần một giây bạn xao nhãng trong bài nghe thôi thì bạn chắc chắn sẽ bỏ lỡ kha khá câu đó. Ngoài cách khuyên các bạn luyện đề nhiều và học cách tập trung cao độ trong khoảng thời gian nghe và làm bài. Mình còn có một phương pháp khác giúp bạn tăng độ tập trung nghe hiểu, đó là xem phim. Tại sao ư? Xem phim không chỉ giúp bạn giải trí, việc học không bị tẻ nhạt hơn nữa nó còn là môi trường rèn luyện khả năng nghe hiểu, phán đoán trong môi trường có cực kì nhiều tiếng ồn. “Ồn ã” còn nghe được thì trong môi trường yên tĩnh không lý gì không nghe được.
Chiến thuật 21: Nắm vững một số địa danh thường xuyên xuất hiện trong IELTS Listening Section 1
Như các bạn đã biết, bài thi IELTS mà các bạn đang ngày đêm chuẩn bị là bài thi được đồng điều hành bởi ba tổ chức nổi tiếng Hội đồng Anh (British), ESOL của trường Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), và tổ chức giáo dục IDP của Úc và lần đầu tiên triển khai vào năm 1980. Chính vì lí do này, những địa danh thường xuyên xuất hiện trong IETLS Listening Section 1 hầu hết đều là các địa danh thuộc The UK – The United Kingdom – Vương Quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland). Nhưng bên cạnh đó, để đảm bảo tính đa dạng của các bài nói, cũng như giọng tiếng Anh của các vùng khác nhau mà các tên địa danh ngoài The UK cũng được đưa vào.
Chiến thuật 23: Phải nắm vững Từ cần điền vào đáp án viết cách hay liền
Trong tiếng Anh có rất nhiều từ được ghép từ 2 từ quen thuộc mà mình biết, nhưng mình lại không biết chắc là sẽ viết 2 từ đó liền nhau hay có cách ở giữa như gasworks, back door, oceanfront, …thậm chí nhiều từ khi ghép vào rồi có nghĩa hoàn toàn khác so với từ gốc của chúng. Những từ này thì khi nghe hầu như bạn sẽ không thể biết được là viết cách hay liền, mà chỉ còn cách là làm nhiều và học thuộc để nếu sau rơi vào sẽ không bị nhầm lẫn. Lúc nào cũng cần sẵn trong tay một quyển sổ để ghi lại những từ cần nhớ nha.
Chiến thuật 24: Luôn luôn có ý thức dự đoán chủ đề sẽ được nói đến trong băng
Nó sẽ giúp bạn thu hẹp và định hình bao quát trong đầu những từ vựng, kiểu hội thoại then chốt. Để có thể đoán được, bạn cần liếc qua thật nhanh các section trong khoảng thời gian đã được đưa ra lúc đầu giờ và hãy chắc chắn rằng bạn đã có một chút gì đó trong đầu về một số thông tin như sau:
Chiến thuật 25: Dành một phút để nhìn qua mỗi section. Tức là tận dụng 30s giữa mỗi Section để đọc ngay vào câu hỏi của Section mới!
Đó là khoảng thời gian trống gồm 30 giây cuối mỗi section (được cho để kiểm tra lại đáp án) và 30 giây cho section tiếp theo (để nhìn lướt qua nội dung cần nghe). Cái khoảng thời gian 30 giây mà bạn được cho cuối mỗi section để check đáp án của section đó thực tế thì sẽ rất ít khả năng bạn có thể điền thêm, chỉnh sửa được đáp án đúng vì bạn chỉ được nghe một lần thôi. Vì thế thay vì dùng nó theo mục đích ‘nguyên thủy’ được đề ra, bạn hãy sử dụng nó một cách hữu ích hơn là tăng thời gian đọc trước đề để hiểu và dự đoán (1 phút hơn hẳn 30 giây nha).
Chiến thuật 26: Hãy cẩn thận với thứ tự câu hỏi
Tuy nhiên ở dạng ‘table’ ‘diagram’ hoặc ‘chart’. Các câu hỏi không nhất thiết phải theo trình tự từ trái sang phải, do vậy bạn nên cẩn thận chú ý không thì sẽ rất dễ nhầm lẫn hoặc bỏ lỡ một số câu. Thay vào đó, đặc điểm của phần Listening là luôn có thứ tự trùng với số câu hỏi giống như ở ví dụ trên.
Chiến thuật 27:Lờ đi những cụm từ bạn không biết
Cũng đừng hoảng loạn khi bạn nghe mà không biết nó là gì. Không quá cần thiết khi biết nghĩa của nó, hãy đoán xem nó viết như thế nào. Hoặc thậm chí một số từ học thuật sẽ được nhắc lại 100% trong bài. Tuy nhiên, nếu bạn biết và hiểu nghĩa của từ thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Chiến thuật 28: Học cách nghe và viết cùng một lúc
Luyện tập kĩ năng này là điều vô cùng quan trọng khi học thi IELTS Listening. Ngoài việc luyện qua các sách ôn thi thì bạn có thể bật các audios và ‘take notes’. Cách này có thể giúp bạn cải thiện tốt cả hai kĩ năng cần thiết.
Chiến thuật 29: Đạt điểm tối đa trong Section 1
Phần 1 được coi là phần dễ dàng của các bài thi nghe. Nó gần như luôn luôn là một bài hoàn thành thông tin cơ bản về một số loại đặt phòng hoặc hẹn phỏng vấn….Nhưng liệu điều này có nghĩa là bạn không cần phải thực hành phần 1? Câu trả lời là không.
Tôi khuyên bạn nên giành nhiều thời gian để luyện tập cho phần 1. Bạn cần hướng tới việc sở hữu 10/10 câu trả lời đúng cho phần 1 vì có khả năng là bạn sẽ mất điểm trong phần 2, 3 và 4. Trong thực tế, tinh thần của bạn sẽ cực tốt và tập trung hơn nếu bạn hoàn toàn phần 1 với 10 câu trả lời mà bạn tương đối tự tin.
Để đạt được điểm tối đa trong Section 1 các em phải chú ý những điểm sau:
Để có sự chuẩn bị tốt hơn hãy sử dụng thời gian chuẩn bị cho bài nghe một cách hiệu quả nhất bằng cách đạt được các yêu cầu sau:
Viết đúng chính tả là vấn đề rất quan trọng vì dù bạn nghe đúng, nhưng chính tả sai, bạn sẽ được coi là sai câu đó. Ngược lại, vấn đề viết hoa lại không hề quan trọng. Bạn có thể viết tất cả các chữ cái trong đáp án in hoa, bạn có thể viết tên riêng mà không viết hoa, vấn đề đó đều không ảnh hưởng đến điểm số.
Vấn đề số nhiều là rất quan trọng, nên bạn cần để ý đến danh từ số nhiều và danh từ số ít để điền cho chính xác.
Với những thông tin liên quan đến cân đo đong đếm, nếu trong form không có đơn vị đo, bạn cần điền đơn vị đo thích hợp cho nó. Ví dụ:
“The course costs ……….”
Thông tin cần điền vào là một lượng tiền. Nếu trong conversation bạn nghe thấy “fifteen dollar” vậy bạn cần điền đáp án “50$” chứ không phải chỉ “50”.
Đối với các thông tin như passport, model của một dòng xe….có chứa cả chữ và số, các bạn thường bị nhầm giữa một số số và chữ như A – H – 8, 0 và O. Với A – H – 8 chúng có khác nhau về cách phát âm nhưng tương đối khó nhận ra còn 0 và O có âm giống nhau là oh và ou. Một quy tắc là các letters này sẽ xuất hiện theo nhóm 3. Ví dụ AHO 289 790 nên đó cũng sẽ là gợi ý tốt cho các bạn nhé!
Câu hỏi: Appointment: ………..p.m
Trong bài nghe, có thể họ sẽ nói: “oh I want to make an appointment for three fifteen in the afternoon”. Doctor trả lời “Yes, Tuesday afternoon, the first of March at three fifty. Oh no I’m sorry. The first of March at three fifteen”.
Trong bài nghe của bạn người nói của thể nói ra một đáp án sai rồi quay trở lại phủ định đáp án sai đó vì vậy mà không phải bất cứ thông tin nghe thấy lần đầu tiên đều là đáp án thích hợp cho câu trả lời. Speaker cũng có thể đặt những từ phủ định như “not” ngay trước đáp án nên bạn hãy luôn cẩn thận
Chiến thuật 31: Phát hiện ra các cạm bẫy trong IELTS Listening
Chiến thuật 32: Phải thật bình tĩnh khi bị loạn thông tin trong lúc nghe
Đây là “thách thức” đến từ bài nghe. Tất nhiên rồi, chúng ta phải tỉnh táo trải qua các cú lừa của bài nghe thì mới có thể đạt điểm cao được vì sống với những cú lừa IELTS đâu dễ dàng”.
Dẫn ví dụ: đối với dạng bài Multiple choice questions thì trong audio sẽ đọc ra tất cả các đáp án vì vậy nếu không tỉnh táo thì chúng ta luôn luôn bị mắc kẹt trong ma trận của những đáp án này. Vậy phải làm thế nào?
Việc các bạn cần làm là XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC CÂU HỎI ĐANG YÊU CẦU GÌ để bạn luôn luôn biết mình đang cần nghe loại đáp án kiểu gì để khoanh đáp án đúng.
=> Bí kíp: Nghĩa là, các bạn cần đọc kỹ câu hỏi đề ra để đảm bảo luôn luôn xác định chính xác câu hỏi bạn đang làm để không bị lẫn thông tin.
Ví dụ thực hành với bài nghe sau:
Câu hỏi như sau:
7.The story of Barnett Helzberg illustrates that:
A. The success of Helzberg’s jewellery stores was due to luck
B. Helzberg’s luck started with a chance meeting
C. It was lucky that Helzberg recognised Warren Buffett
8. In his newspaper experiment, Wiseman noticed that...
A. ‘Lucky’ people really are luckier than ‘unlucky’ people
B. Some unlucky people are luckier than they think they are.
C. There was no difference between the results of lucky people and unlucky people
Chiến thuật 33: Tránh các bẫy thường gặp trong IELTS LISTENING
- “A vs 8 vs H”: so sánh phát âm đuôi:
+ A /eɪ/: không phát âm đuôi
+ 8 /eɪt/: phát âm đuôi /t/
+ H /eɪtʃ/: phát âm đuôi /tʃ/
- “J vs G vs Z”: vì tiếng việt hay đọc chữ cái J - /dʒeɪ/ là /dʒiː/ - G nên dễ nhầm lẫn 2 chữ cái này
+ J /dʒeɪ/
+ G /dʒiː/
+ Z /zed/ hoặc /ziː/
- “E vs I”: vì tiếng việt đọc I - /aɪ/ là /iː/ - E nên thói quen này cũng lây sang khi nghe tiếng Anh
+ I - /aɪ/
+ E - /iː/
- “M vs N”: khi nghe âm M – các bạn sẽ thấy ồm và trầm hơn, âm hơi rung so với âm N.
+ M /em/
+ N /en/
- “W vs double”: W có thêm âm /lju:/ ở đuôi (W - /ˈdʌbljuː/ và double /ˈdʌbl/)
- “-ty” vs “–teen”:
+ các số tròn chục có đuôi “-ty” sẽ được nhấn mạnh ở âm đầu, và đuôi –ty đọc nhanh.
+ Các số đuôi “-teen” thì được nhấn mạnh và phát âm dài hơn ở chữ “-teen”.
Vd: ‘eighty – eigh’teen
Để có thể thấy rõ sự khác nhau, hãy mở http://oxfordlernersdictionaries.com/, tra lại các âm trên và mở loa nghe thử. Các bạn cũng nên đọc theo thật nhiều lần để nhớ và tự phân biệt chúng. Bởi vi phát âm tốt = nghe tốt!
Khi một dãy số được đọc lên, người nghe thường bị bất ngờ khi xuất hiện các từ vựng “double” (2 lần), “triple” (3 lần) đứng trước một con số. Để không bị lạc mạch nghe, cần làm quen với những từ này.
Vd: one – eight – double two – triple five - eight à 18225558
Thông thường, ở section 1 xuất hiện nhiều thông tin cá nhân, cho nên tần suất có mặt các tên riêng là rất cao (nếu không muốn nói là chắc chắn sẽ có).
Sau khi giới thiệu tên, người nói thường đánh vần lại để các bạn có thể điền vào chỗ trống. Tuy nhiên, với một số cái tên đã quá quen thuộc và nổi tiếng (đối với họ!) thì việc đánh vần tên trở nên vô nghĩa.
Chiến thuật 34: Luyện tập "dự đoán" khi làm bài Listening
Trước khi đến với mỗi bài Nghe, bạn sẽ có một khoảng thời gian nhất định để đọc các câu hỏi. Bạn nên sử dụng thời gian này để nhìn qua tất cả các câu hỏi và cố gắng hiểu và dự đoán về những gì bạn sắp nghe. Và nếu đó là bài tập Gap Filling (Điền từ vào chỗ trống) thì bạn nên thử dự đoán về loại thông tin bạn cần nghe.
Điều đó sẽ giúp cải thiện khả năng nghe của bạn.
Hãy nhìn vào những ghi chú về “Library Membership” và cố gắng dự đoán những thông tin mà bạn sẽ cần điền.
Những câu hỏi nào có thể bạn sẽ cần đến:
a) a number?
b) a name (of a person)?
c) a place?
d) a date or day/month/year?
e) another word?
Để chuẩn bị cho việc nghe, hãy viết các chữ cái (a, b, c , d hoặc e) vào các ô trống để định hướng về loại thông tin bạn nghĩ bạn sẽ phải nghe:
Library MembershipMinimum joining age: 18 years
For registration must take:
Cost to join per year (without current student card: (3) ___
Number of items allowed: (member of public) (4) ___
Loan Times: four weeks
Fines start at: (5) £ ___
________________
Computers can be booked up to (6) ___ hours in advance
Library holds most national papers, (7) ___ , and magazines
Need (8) ___ to use photocopier
Creative Writing Class
Tutor is John (9) ___
Held on (10) ___ evenings
Keys:
1. e
2. e
3. a
4. a
5. a
6. a
7. e
8. e
9. b
10. d
NHỮNG TỪ KHÁC
Đó không chỉ là vấn đề bạn phải đoán xem thông tin cần điền là một con số, hay một cái tên,… Bạn cần phải cố gắng đoán về “những từ khác” có thể cần đến.
Bạn có thể thấy rằng bạn có khả năng đoán được một vài thông tin đúng mà không cần nghe (đương nhiên là bạn vẫn cần phải nghe để chắc chăn rằng thông tin bạn điền là đúng!)
Ví dụ, ở câu (1) bạn cần two of something (hai cái gì đó) cùng với ID để làm thủ tục đăng ký (registration)
Bạn thường cần hai cái gì để làm thủ tục đăng ký? Bạn hoàn toàn có thể đoán.
Hoặc ở câu (2), đó là một mẫu khác của ID. Thứ gì mà bạn có thể sử dụng làm ID mà không phải bằng lái xe (driving license)?
Một lần nữa, bạn hoàn toàn có thể đoán được một vài khả năng mà không cần nghe.
HÃY THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG THÔNG TIN GÂY NHIỄU
Thật không may là đề thi thì không bao giờ lại đơn giản cả vì mục đích của bài thi là để phân biệt giữa những người có kỹ năng nghe yếu hơn với những người có kỹ năng nghe tốt hơn.
Nhưng chúng ta đã cùng tìm hiểu ở bài trước bạn cần luôn luôn cảnh giác với những thông tin gây nhiễu trong bài Listening IELTS.
Đối với hầu hết các câu hỏi, bạn có thể sẽ mẹ được hai khả năng hay thậm chí là nhiều hơn cho mỗi câu trả lời.
Ví dụ, ở câu hỏi số (3) bạn đang cần tìm kiếm thông tin về cost (giá cả) without (mà không có) a current student card(thẻ sinh viên). Điều đó có nghĩa là rất có khả năng bạn sẽ nghe được cost with one (giá khí có thẻ sinh viên) nữa. Vì vậy bạn cần nghe thật kỹ để có thể chọn được câu trả lời đúng.
Một lần nữa, ở câu hỏi (4) bạn được hỏi về number of items allowed for a member of the public (những thứ màthành viên ở ngoài trường được phép sử dụng). Vì vậy có thể con số này sẽ khác đối với student (sinh viên trong trường). Bạn cũng cần phải nghe thật kỹ để chọn được con số đúng.
Điều này có thể đúng với nhiều câu hỏi – bạn có thể nghe thấy nhiều hơn một những thông tin tiềm năng nhưng chỉ có một thông tin trong số đó là câu trả lời đúng.
Nếu bạn biết thông tin bạn cần điền tiếp theo là một con số và bạn chỉ nghe thấy duy nhất một con số thì nó dễ quá rồi.
Bây giờ, hãy nghe và cố gắng trả lời các câu hỏi. Hãy nhớ rằng:
Complete the Notes Below
Write NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER for each answer.
(Note: you would normally have some time to look at the questions but this is not included here because you have already had time to do this).
Audio: TẠI ĐÂY
Minimum joining age: 18 years
For registration must take:
Cost to join per year (without current student card: (3) ___
Number of items allowed: (member of public) (4) ___
Loan Times: four weeks
Fines start at: (5) £ ___
________________
Computers can be booked up to (6) ___ hours in advance
Library holds most national papers, (7) ___ and magazines
Need (8) ___ to use photocopier
Creative Writing Class
Tutor is John (9) ___
Held on (10) ___ evenings
Keys:1. (passport) photos / (passport) photographs
2. (a) bank statement
3. 125 (per year)
4. 8
5. 50
6. 48
7. local papers / local newspapers
8. (a) card / cards
9. Grantingham
10. Friday
MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP VỀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRƯỚC KHI NGHE
Dưới đây là một số bài tập giúp bạn luyện tập kỹ năng chúng ta đề cập trong bài học hôm nay.
Hãy làm theo những gì bạn vừa được hướng dẫn ở trên và làm thử bài tập hoàn thành ghi chú này. Hãy nhớ rang:
Complete the Notes Below
Write NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER for each answer.
Audio:TẠI ĐÂY
Make: Lida
Engine size: (1) ___
Model: Max
Type of gears: (2) ____
Preferred colour: (3) ___ blue
FINANCE
Customer wishes to arrange (4) ___
________________
PERSONAL DETAILS
Name: (5) Wendy ______
Title: (6) ____
Address: 20 Green Banks, (7) ____ , Hampshire
Post Code: GU8 9EW
Contact Number: (8) (for ____ only) 0798 257643
CURRENT CAR
Make: Conti
Model: Name (9) ____ , Year: 1994
Mileage: Maximum 70,000
Colour: metalic grey
Condition (10) _____
Keys:1. 4 litres / 1.4 liters
2. automatic
3. Light / sky
4. Credit
5. Harries
6. Dr / Doctor
7. Alton
8. Messages
9. Lion
10. Reasonable
Chiến thuật 34: Chú ý những từ "gây nhiễu" trong Listening
Những từ gây nhiễu sẽ xuất hiện khi bạn trả lời câu hỏi dạng multiple choice và bạn nghe thấy tất cả các lựa chọn đều "có vẻ đúng", nhưng chỉ có một đáp án là chính xác.
Trong bài này, chúng ta nhìn vào một hình thức từ gây nhiễu khác rất quen thuộc của Part 1 trong bài nghe IELTS. Đấy là khi bạn nghe thấy người nói tự sửa lại câu nói sai của mình, hoặc được người khác sửa cho. Về cơ bản, người nói sẽ cung cấp cho bạn một đoạn thông tin mà bạn nghĩ đó có thể là câu trả lời đúng. Nhưng sau đó người nói sẽ sửa lại những gì họ đã nói, và thông tin được sửa chữa mới thực sự là câu trả lời đúng và đây chính là bẫy đánh lừa thí sinh.
VÍ DỤ VỀ NHỮNG TỪ GÂY NHIỄU
Hai ví dụ sau của từ gây nhiễu được lấy từ một bài kiểm tra IELTS thật. Từ gây nhiễu được in đỏ / in nghiêng và câu trả lời đúng là màu xanh / được gạch dưới.
Ví dụ 1
Trong trường hợp này, một phụ nữ đang đặt một chuyến đi vào thị trấn khi cô đến sân bay Toronto. Bạn phải lưu ý khoảng cách của thị trấn, Milton, từ sân bay.
Hãy xem thông tin bạn cần tìm trong câu hỏi. Dưới đây là bản copy của script bài nghe mà bạn sẽ nghe.
Question: Distance ….. miles
************
MAN: Hello, this is Land Transport Information at Toronto Airport. How may I help you?
WOMAN: Oh, good morning. I’m flying to Toronto Airport next week, and I need to get to a town called Milton. Could you tell me how I can get there?
MAN: Milton, did you say? Let me see. I think that’s about 150 miles south-west of here. In fact it’s 147 miles to be exact, so it will take you at least – say, three to four hours by road.
Bạn thấy đấy,có thể là lúc đầu bạn sẽ nghĩ rằng câu trả lời là 150 miles, nhưng câu trả lời thực sự là 147 miles.
Ví dụ 2
Đây là một ví dụ khác, tiếp tục trong bài nghe khi người phụ nữ đang sắp xếp thuê một chiếc xe cho chuyến đi khi cô đến nơi.
Question: Date of booking _____________
************
MAN: OK, I just have to fill out this form for you. So what date do you want to book this for?
WOMAN: The 16th of October – oh, no, sorry, that’s my departure date. I arrive on the 17th, so book it for then, please.
Một lần nữa, lúc đầu bạn có thể sẽ nghĩ rằng câu trả lời là ngày 16 và bắt đầu viết vào, nhưng cô ấy sửa lại và xác nhận ngày cô ấy cần chiếc xe là ngày 17.
Ví dụ 3
Đây là một ví dụ khác lấy từ một bài kiểm tra IELTS thật. Ở đây, một nhân viên tư vấn nghề nghiệp đang cố gắng giúp một sinh viên tìm một công việc bán thời gian.
Question:
Position available
Where
Problem
Clerical Assistant
.........................
Evening Lectures
ADVISOR: But you’d need to be there at 6am. Does that appeal?
STUDENT: Six o’clock in the morning! Oh, that’s far too early for me, I’m afraid. I’d never make it that early in the morning.
ADVISOR: Mmm…Well – there was a position going in the Computer Lab. for three days a week that might be OK. Ah, here it is! No, it’s in the Library, not the Lab. Clerical Assistant required – I think it mostly involves putting the books back on the shelves. Oh no – hang on. It’s for Wednesday and Friday evening instead.
STUDENT: No, I can't manage that because of the lectures.
Trong ví dụ trên, bạn nghĩ rằng vị trí là Phòng máy tính, nhưng hóa ra nó lại là trong Thư viện.
Ví dụ 4
Ví dụ cuối cùng này là một phần của bài test tương tự như trên.
Nhân viên tư vấn cố gắng tìm ra số phòng của học sinh.
Question: Room number _____________
************
STUDENT: I’m in one of the Halls of Residence for post-graduate students, you know, International House.
ADVISOR: OK – that’s easy. What’s your room number there?
STUDENT: Room B569 – no sorry B659. I always get that wrong. I haven’t been living there very long.
ADVISOR: Do you have any other skills? Typing , languages, that sort of thing?
Vậy số phòng là 659, không phải là 569.
MẸO ĐỂ PHÂN BIỆT
Mẹo quan trọng nhất thực sự chỉ để đảm bảo rằng bạn biết về từ sửa sai gây nhiễu (mà bây giờ bạn đã biết!). Việclắng nghe thật cẩn thận là vô cùng quan trọng.
Dưới đây là một số mẹo chung:
Chiến thuật 35: Chú ý nghe số điện thoại trong IELTS sao cho 100% đúng
Đọc số điện thoại trong tiếng Anh cũng khá đơn giản chỉ việc sử dụng số đếm ghép lại với nhau, tuy nhiên để người nghe dễ nghe và nhớ thì người nói thường tách ra từng nhóm 1 khoảng 3 4 số 1 nhóm giống như khi đọc với tiếng Việt.
Chú ý:
- Đối với số 0 bạn có thể đọc là oh hoặc là zero
- Hai số 0 liền nhau sẽ được đọc là hundred /ˈhʌndrəd/
- Đối với 2 số giống nhau nằm cạnh thì bạn sử dụng double /ˈdʌb(ə)l/ + số
Ví dụ:
1245 667 895: One two four five, double six seven, eight nine five
106 - one oh six
Đối với số điện thoại có thêm phần mở rộng nhấn thêm thì các bạn sẽ đọc là Extensions /ɪkˈstɛnʃ(ə)n/ hoặc Ext, Ex
1-800-6574 Ex 230: one, eight hundred, six five seven four, Extensions two three zero.
Chiến thuật 36: Thông tin về tiền tệ trong IELTS
Dưới đây là một số đồng tiền phổ biến trên thế giới:
Đặc biệt trong bài thi IELTS, đồng bảng Anh (pound) được sử dụng rất nhiều.
Lưu ý: Trong tiếng Anh, dùng dấu chấm “.” để phân cách thập phân và dùng dấu phẩy “,” để phân cách đơn vị ngàn.
Khi viết, các đơn vị dollar, pound, pence …. Phải được để ở số nhiều, trừ trường hợp one dollar, one pound, one penny…
Giá cả của sản phẩm là những con số được đọc kèm với đơn vị tiền tệ. Giá cả sản phẩm được đọc như số đếm, vì thế các quy tắc viết số tiền cũng giống số đếm. Khi nói giá tiền, người ta sẽ nói con số giá tiền trước, đơn vị tiền theo sau:
Ví dụ:
£1,000 – one thousand pounds
20p – twenty pence
Tuy nhiên, khi giá tiền lẻ, các bạn cần chú ý những cách đọc sau:
Ví dụ: £12.50
Twelve pounds fifty
Twelve pounds (and) fifty pence
Twelve fifty (nói rút gọn)
$ 4.70
Four dollars seventy
Four dollars and seventy cents
Four seventy (nói rút gọn)
Chiến thuật 37: Decimal numbers - Dạng thập phân trong IELTS
1. Trước tiên chúng ta hãy cùng nghiên cứu cách đọc các số chứa dấu “.” trước:
Số 0 trước dấu “.” có thể được đọc là Zero /ˈzɪərəʊ/ hoặc Oh /əʊ/ hoặc Naught /nɔːt/
Số 0 sau dấy “.” thường được đọc là Oh
Dấu “.” là point /pɔɪnt/
Các chữ số sau dấu “.” được đọc lần lượt
Ví dụ:
0.1: Naught point one
0.01: Naught point oh one
3.123: Three point one two three
6.009: Six point zero zero nine
2. Cách đọc các số có %:
Kí hiệu % được đọc là per cent. Ví dụ:
20%: twenty per cent
30.7%: thirty point seven per cent
3. Cách đọc các phần số (Fraction)
Như đã chia sẻ trong bài Ordinal numbers, phân số được tạo thành từ hai thành phần phía trên dấu gạch (tử số) và phía dưới dấu gạch(mẫu số).
Tử số được đọc như số đếm, mẫu số đọc như số thứ tự.
1/2 – one-half
1/3 – one-third
2/3 – two-thirds
1/4 – one-fourth, one-quarter
4/5 – four-fifths
99/100 – ninety-nine one hundredths, ninety-nine hundredths
Chú ý: ½ ~ a half /hɑːf/, ¼ ~ a quarter /ˈk(w)ɔːtə/
Ngoài ra ta cũng có thể đọc phân số với cách đọc như sau:
1/2 – one over two
1/3 – one over three
2/3 – two over three
1/4 – one over four
4/5 – four over five
99/100 – ninety-nine over one hundred
Chiến thuật 38: Ordinal number - Số thứ tự trong IELTS
English Number
Cardinal
Ordinal
Ordinal Abbreviations
1
one
first
1st
2
two
second
2nd
3
three
third
3rd
4
four
fourth
4th
5
five
fifth
5th
6
six
sixth
6th
7
seven
seventh
7th
8
eight
eighth
8th
9
nine
ninth
9th
10
ten
tenth
10th
11
eleven
eleventh
11th
12
twelve
twelfth
12th
13
thirteen
thirteenth
13th
14
fourteen
fourteenth
14th
15
fifteen
fifteenth
15th
16
sixteen
sixteenth
16th
17
seventeen
seventeenth
17th
18
eighteen
eighteenth
18th
19
nineteen
nineteenth
19th
20
twenty
twentieth
20th
22
twenty-two
twenty-second
22nd
25
twenty-five
twenty-fifth
25th
30
thirty
thirtieth
30th
40
forty
fortieth
40th
50
fifty
fiftieth
50th
60
sixty
sixtieth
60th
70
seventy
seventieth
70th
80
eighty
eightieth
80th
90
ninety
ninetieth
90th
100
one hundred
one hundredth
100th
125
one hundred twenty-five
one hundred twenty-fifth
125th
Chú ý:
- Thông thường người ta thay viết số thứ tự dưới dạng viết tắt, đặc biệt là với những số dài.
- Khi viết số thứ tự cần có dấu gạch – với những số lẻ như twenty-second (32nd), thirty-fifth (35th)
- Số thứ tự được dùng trong ngày tháng (Date). Ví dụ:
01/01: The first of January hay January the first hay Jan 1st
23/05: May 23rd
- Số thứ tự còn được dùng khi muốn diễn tả phân số. Ví dụ:
1/3: one third nhưng 2/3: two thirds
1/4: one fourth nhưng 3/4 : three fourths
- Ngoài ra, số thứ tự còn được dùng trong tên hiệu của các vị vua. Ví dụ:
Charles II - Charles the Second
Edward VI - Edward the Sixth
Henry VIII - Henry the Eighth
Ví dụ thay vì nói International English Language Testing System (Hệ thống đánh giá trình độ Tiếng Anh quốc tế), ta chỉ cần dùng từ IELTS /ˈaɪɛlts/ mà mọi người vẫn hiểu do nó đã trở nên phổ biến và không gây nhầm lẫn với cụm từ nào khác.
Abbreviation thường là viết tắt của các chữ cái đầu của từng từ.
Abbreviation cũng xuất hiện rất nhiều trong phần Listening của IELTS, đặc biệt là Task 1 với đòi hỏi chính xác đến từng chữ cái.
Dưới đây là tổng hợp những từ viết tắt phổ biến trong Tiếng Anh:
Có 2 cách đọc những từ viết tắt này:
1. Phát âm từng chữ cái (như hầu hết các từ trong bảng), lúc này trọng âm thường rơi vào chữ cái cuối cùng. Ví dụ: UK /juːˈkeɪ/, USA /juːɛsˈeɪ/
2. Đọc như một từ như ASEAN /ˈasɪən/ hay RAM /ram/ : Random Access Memory
Ps: Còn điều gì các em còn thắc mắc trong IELTS nữa không, có thể comment phía dưới để IELTS TUTOR giải đáp nhé! Các em nên share bài Blog lại để khi cần học thì có ngay để học luôn nhé
Almost done…
We just sent you an email. Please click the link in the email to confirm your subscription!
OKSubscriptions powered by Strikingly